Blog

Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé hay không?

28/04/20201088

Việc cho muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến cho món ăn của con nhỏ sẽ giúp con ngon miệng hơn. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ning, lượng muối có sẵn trong thực phẩm, gạo, sữa,… đã đủ cho con. Nếu ăn thừa muối sẽ tăng nguy cơ còi xương, ảnh hưởng không tốt đến thận,…

Vậy cuối cùng bố mẹ có nên thêm muối vào thức ăn của con không? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong nội dung dưới đây của bài viết:

Muối có đặc trưng gì?

Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé hay không

Muối có công thức hóa học là NaCl, khi vào cơ thể sẽ tách ra thành Na và Cl. Và ở bất cứ độ tuổi nào thì con người cũng đều cần một lượng muối nhất định.

Cơ thể cần muối có nghĩa là cần Natri. Mà Natri không chỉ có trong những thức ăn có vị mặn như muối tinh, nước mắm mà chất này còn có cả trong những thực phẩm tưởng như rất nhạt như: ngô, sữa, thịt.

 Cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ tốt hay xấu ?

cho muối vào đồ ăn dặm của bé

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, cũng cần một lượng muối nhất định. Nhưng hàm lượng muối có có trong các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho bé,nên bố mẹ không cần muối ở gia vị nữa. Vì muối mà cơ thể bé cần thực chất cũng là Natri và chất này vốn đã có sẵn trong sữa,. thịt,…

Cụ thể, sữa có khoảng 240mg Natri/l, một bát bột cho trẻ có khoảng 75mg Natri. Trong khi đó nhu cầu Natri của bé dưới 1 tuổi chỉ cần khoảng 200mg/ ngày nên trẻ chid dùng thực phẩm thông thường, không nên thêm muối.

Việc thừa muối đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ

thua muoi se anh huong toi su phat trien cua tre nho

Còi xương, hại thận là những ảnh hưởng xấu mà trẻ có thể gặp phải khi cơ thể thừa muối. Vì thực ra, trẻ dưới 1 tuổi cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên, nhưng nếu khi bạn cho thêm một lượng muối khác sẽ khiến cho cơ thể bé thêm gánh nặng, nhất là thận.

Khi cơ thể dư thừa Natri thì trẻ sẽ biếng ăn và mệt mỏi vì cơ thể bị mất cân bằng. Đó là chưa kể đến việc lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, bất lợi cho việc phát triển chiều cao.

Nên chế biến đồ ăn dặm cho bé như thế nào? 

Ăn dặm chính là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc nhue: bột, cháo, cơm,… Đồ ăn dặm cho bé phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.

Đối với bé từ 6 tháng tuổi, bước vào thời gian ăn dặm, gia vị duy nhất cần có để cho vào đồ ăn là dầu ăn hoặc mỡ động vật. Bởi đây là chất dinh dưỡng quan trọng, thuộc nhóm chất béo và có vai trò chính trong cung cấp năng lượng giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt.

Để không khiến bé cảm thấy chán ăn, mẹ không nên nấu và cho con ăn cùng một món trong ngày, nên thay đổi linh hoạt các bữa. Thành phần chủ yếu gồm: tinh bột, chất đạm, chất khoáng và chất béo, tuyệt đối không cho thêm các gia vị khác, nhất là muối.

Khi trẻ hơn 1 tuổi, bạn có thể cho thêm một chút nước mắm. Cùng với đó bố mẹ nên tập cho bé ăn hoa quả tươi khi con bắt đầu biết ăn dặm như: nước cam, chuối tiêu,…

Hi vọng những tư vấn trên đây đã giúp cho các bố mẹ tìm được câu trả lời cho những thắc mắc và có thể xây dựng cho con một chế độ ăn dặm khoa học. Home Care Spa chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

XEM THÊM BÀI VIẾT

=> Thực đơn ăn dặm ngon miệng cho bé dưới 6 tháng tuổi

=> Hướng dẫn thực đơn ăn dặm dành cho trẻ gần 1 năm tuổi

Để lại thông tin cho chúng tôi

    TOP
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x