Sức đề kháng yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện hay sự đỏng đảnh của thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm. Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên mẹ cần lưu tâm phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
Vì sao trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi?
Sức đề kháng yếu và hệ hô hấp
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng thường xuyên bị nghẹt mũi do cấu tạo đường hô hấp chưa hoàn thiện. Sức đề kháng của bé cũng yếu nên khả năng kháng virus, kháng vi khuẩn còn kém.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết mưa nắng thất thường, thời tiết lạnh kéo dài sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết nhiều dịch dẫn đến nghẹt mũi. Đi kèm là một số triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, quấy khóc, chán ăn.
Dị ứng
Những tác nhân bên ngoài như mùi phấn rôm, khói thuốc, nước hoa, lông chó mèo, xịt thơm có thể làm trẻ bị sổ mũi.
Nhiệt độ phòng
Những ngày nắng nóng, mẹ bật điều hòa dưới 26 độ và diện tích phòng nhỏ, không khí trong phòng lạnh có thể làm trẻ dễ cảm lạnh, sổ mũi. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh là từ 26-28 độ C.

Hình ảnh minh họa trẻ sơ sinh ngạt mũi
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nhỏ nước muối sinh lý NaCL 0.9%
Nước muối sinh lý có thành phần từ nước (H2O) và muối (NaCL) với nồng độ muối 0,9%. Mẹ chỉ sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, mũi có nhiều chất nhầy.
Cách sử dụng như sau:
Mẹ chỉ cần cho con nằm nghiêng sang một bên trên giường, lót khăn dưới đầu trẻ. Một tay mẹ đỡ đầu trẻ, tay còn lại mẹ cầm lọ nước muối sinh lý & bóp nhẹ nhàng 2 – 3 giọt vào mũi bé. Sau đó mẹ dùng khăn sạch & mềm lau sạch mũi, miệng cho bé và tiếp tục thực hiện ở mũi còn lại.
Mẹ lưu ý không chọn lọ nước muối sinh lý có đầu bo tròn, tránh đầu vát nhọn. Mẹ cũng không nên tự pha nước muối và nhỏ mũi cho bé, vì nước muối mẹ pha không đảm bảo đúng nồng độ mà dễ tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Hút dịch mũi
Vì niêm mũi của trẻ sơ sinh mỏng manh, nếu kích thích nhiều sẽ làm cho tổn thương cho các mao mạch trong mũi. Thực tế đã có những mẹ hút dịch mũi cho bé mà hút ra cả máu, nên mẹ cân nhắc.
Sử dụng tinh dầu tràm
Trong tinh dầu tràm chứa 40 – 60% Cineole làm ấm đường hô hấp, thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi. Tinh dầu tràm còn được ví như chiếc áo giáp bảo vệ bé yêu khỏi tác nhân gây bệnh ngoài môi trường như virus, vi khuẩn.

Cách sử dụng tinh dầu tràm giảm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:
Mẹ chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm vào chiếc khăn nhỏ rồi quấn vào cổ của bé. Tinh dầu sẽ thẩm thấu vào vùng cổ bé, làm giảm ngạt mũi. Hoặc mẹ kết hợp với máy xông tinh dầu và nhỏ tinh dầu tràm của Home Care khuếch tán trong phòng.
Bên cạnh đó, tinh dầu tràm cao cấp của Home Care còn có công dụng:
- Tránh gió & giữ ấm: Nhỏ 1 – 2 giọt vùng gan bàn chân của bé.
- Giảm ho: Bôi dầu tràm và massage các vùng gan bàn chân, cổ, ngực, vùng lưng.
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ
Khi bé có biểu hiện khó thở, thở khò khè kèm với tình trạng nghẹt mũi, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé. Nhờ đó làm lỏng và long chất nhầy ứ đọng trong ngực trẻ từ đó cải thiện chứng nghẹt mũi.
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến gặp bác sĩ?
Trong thời điểm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, nếu mẹ thấy con có những biểu hiện dưới đây thì tốt nhất mẹ hãy liên hệ bác sỹ.
- Thường xuyên sốt cao trên 38 độ.
- Xuất hiện chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng.
- Bé ngủ li bì, không buồn ti.
- Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh.
- Rút lõm lồng ngực ở trẻ.
- Triệu chứng nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần.
- Người bé tím tái.
- Sốt phát ban.
- Trẻ mơ hồ, mất ý thức, không tỉnh táo.