Blog

Cách chăm sóc mẹ bầu

09/03/20202696

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, quá trình phát triển của một đứa phần lớn là do ảnh hưởng của môi trường sống, cách yêu thương và dạy dỗ mà quên mất rằng, thật ra yếu tố quan trọng nhất chính là những gì con nhận được trong suốt 9 tháng lớn lên trong bụng mẹ.

cham soc me bau

Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt 40 tuần thai kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển toàn diện của con yêu ngay từ khi chưa chào đời. Vì vậy, trong từng thai kỳ, mẹ bầu nhất định cần được chăm sóc bằng một chế độ khác nhau, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Home Care sẽ gửi đến các bạn những điều cần biết về quá trình chăm sóc mẹ bầu trong suốt 9 tháng mang thai.

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Những thay đổi về sinh lý

Giai đoạn này mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những thay đổi về sinh lý, buồng trứng cũng bắt đầu tiết ra hooc môn hoàng thể, kích thích tuyến vú phát triển khiến mẹ có cảm giác bầu vú căng cứng và hơi đau. Các hiện tượng ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi,… cũng bắt đầu xuất hiện.

Đặc biệt, thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên cảm thấy khó chịu, nóng nảy, buồn bực, bất an,… Làn da của mẹ trở nên sẫm màu, mất đi vẻ tươi sáng vốn có.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

thuc pham me bau 3 thang dau nen an

Vẫn biết đây là giai đoạn mẹ ốm nghén, chán ăn nhưng nhất định bữa ăn của mẹ cần phải được đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết như: chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần bổ sung axit Folic và sắt. Bởi nếu thiếu chất này sẽ có nguy cơ khiến thai nhi mắc dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ bệnh tim bẩm sinh.

Thời gian này, mỗi ngày mẹ cần cung cấp cho cơ thể đủ 400mcg axit Folic. Ngoài ra mẹ cũng cần cẩn thận trong ăn uống, nói không với một số thực phẩm có thể dọa sảy thai như: dứa, rau ngót, đu đủ xanh, uống cà phê, các chất kích thích,…

Những gì mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu

  • Thực phẩm tái sống, nhiễm độc.
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Rượu, bia và các chất kích thích khác…
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm…

Chế độ sinh hoạt như thế nào?

Để đảm bảo sức khỏe, tinh thần tốt nhất cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, thời điểm này mẹ bầu nên có:

  • Môi trường làm việc thoải mái, không áp lực, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, sóng điện từ
  • Thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ
  • Có nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Ăn uống đầy đủ, thường xuyên thăm khám
  • Người chồng cần dành nhiều quan tâm đến vợ, giúp vợ cảm thấy thoải mái hơn

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa

Lúc này, các cơn ốm nghén sẽ giảm dần, mẹ cũng cảm nhận được rõ hơn về sự phát triển của em bé trong cơ thể mình. Mẹ bắt đầu ăn ngon miệng hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với việc cân nặng của mẹ tăng lên.

Tuy nhiên, mẹ sẽ phải đối mặt với các hiện tượng khó chịu như: phù chân, táo bón, khó thở, đau nhức lưng, giãn tĩnh mạch,…

Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

dinh duong 3 thang giua thai ky

“Nhiệm vụ” quan trọng lúc này là mẹ cần chủ động kiểm soát được cân nặng. Bởi theo kết luận của các chuyên gia, mẹ chỉ cần tăng thêm từ 3 – 3kg là phù hợp nhất. Trong bữa ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo được các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, mẹ nhớ cần bổ sung cho mình 2 lit nước mỗi ngày để cân bằng lượng ối trong cơ thể, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Chế độ sinh hoạt

  • Mẹ nên chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái, hạn chế đi giày cao gót
  • Chủ động tìm hiểu các vấn đề về sinh nở, cách chăm con nhỏ,… bổ sung kỹ năng nuôi dạy con

Cách chăm sóc mẹ bầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ

Những sự thay đổi của mẹ vào 3 tháng cuối mang thai

Những tháng cuối này cùng với sự phát triển của thai kỳ nên bụng mẹ sẽ lớn hơn rất nhiều, tạo nên sức ép lên phần lưng và làm xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu, các vết rạn trên da cũng ngày một nhiều hơn. Song song với đó là thường xuyên xảy ra các hiện tượng tê phù chân tay, chuột rút, mất ngủ.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của thai kỳ

che do dinh duong 3 thang cuoi thai ky

Mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa và việc hấp thụ dinh dưỡng cũng cho kết quả tốt hơn. Đặc biệt, mẹ cần duy trì đảm bảo mỗi ngày uống đủ 2 – 2,5 lít nước, không ăn các loại thực phẩm đông lạnh, hoặc có chứa chất bảo quản.

Để hạn chế khả năng phải sinh mổ, mẹ vẫn cần chủ động kiểm soát cân năng của bé ở mức phù hợp. Tất nhiên điều này không có nghĩa là khuyến khích mẹ nhịn ăn hoặc ăn quá ít, sẽ khiến trẻ sinh ra bị thấp còi, thiếu dinh dưỡng.

Chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Hành trình chào đón con yêu đã bước vào chặng cuối, chuẩn bị về đích, vì vậy mẹ hãy nên chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Trong những tháng ngày vừa qua mẹ đã làm rất tốt, và hãy cố gắng tiếp tục duy trì thêm một đoạn đường nữa, mẹ nhé.

  • Mẹ vẫn cần nghiêm túc khám thai định kỳ
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ sơ sinh, lựa chọn bệnh viện uy tín cũng như chuẩn bị hồ sơ sinh, bảo hiểm y tế,…
  • Giữ tâm lý thoải mái, ổn định, lạc quan để vượt cạn thành công

Mang thai rồi làm mẹ vốn là bản năng, thiên chức cao quý của người phụ nữ. Và để thực hiện được điều này, mẹ đã phải chấp nhận hi sinh và đánh đổi nhiều thứ. Vì vậy, để quá trình làm mẹ được hạnh phúc trọn vẹn, mẹ bầu và cả những người thân yêu cần có những hiểu biết nhất định về các giai đoạn phát triển của thai kỳ để chăm sóc mẹ hiệu quả, tạo đà cho con yêu thuận lợi lớn khôn. Nếu bạn cần tới dịch vụ chăm sóc mẹ bầu thì hãy liên hệ với Home Care Spa chúng tôi nhé!

Để lại thông tin cho chúng tôi

    TOP
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x