Blog

Tổng hợp kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ lỡ

18/05/202370

Chăm sóc con nhỏ là bản năng của người làm bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều bố mẹ cần tham khảo, học hỏi thêm. Trong bài viết này, Home Care sẽ chia sẻ với mọi người tất cả những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin uy tín. Cùng tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh theo tháng tuổi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. 12 tháng đầu đời là khoảng thời gian cơ thể của bé con còn nhiều non yếu, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Vậy nên bố mẹ hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm dưới đây để cùng con vượt qua khoảng thời gian này. 

1.1 Chăm sóc trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi 

trẻ sơ sinh tháng đầu

Thứ nhất, những lưu ý về chế độ dinh dưỡng: 

  • Trước khi trẻ tròn 1 tháng tuổi bố mẹ nên cho bé ăn từ 6 – 7 bữa mỗi ngày. Trong vài ngày đầu cho bé ăn khoảng 10ml sữa/ bữa. Sau đó tăng thêm 10ml/ ngày, làm sao để đảm bảo khi được 8 ngày tuổi bé ăn được khoảng 70ml/bữa 
  • Từ ngày tuổi thứ 15 đến khi đầy tháng bố mẹ tăng lượng sữa mỗi bữa lên khoảng 100ml
  • Từ tháng tuổi thứ 2, 3, 4 tiếp tục tăng lượng ăn mỗi bữa cho bé 
  • Tháng 5 bắt đầu có thể cho trẻ ăn dặm nước quả hoặc cháo loãng
  • Tháng thứ 6 bé đã có khả năng để ăn dặm bằng bột loãng

Thứ hai, chăm sóc giấc ngủ của bé:

  • Trong giai đoạn này bé cần được ngủ đủ giấc để đảm bảo sự phát triển toàn diện 
  • Thời gian này có thể bé chưa phân biệt được ngày và đêm nên đồng hồ sinh học của bé chưa hợp lý. Bố mẹ cần hướng dẫn để con nhận biết được thời gian và có chế độ sinh hoạt phù hợp

Thứ ba, tắm cho trẻ sơ sinh: 

  • Việc tắm cho bé không những để đảm bảo vệ sinh cho con mà còn giúp con được thoải mái, thư giãn nên bố mẹ có thể cho bé sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà của những đơn vị uy tín trên thị trường 
  • Nhiệt độ lý tưởng để tắm cho bé trong khoảng từ 36 – 38 độ, bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ nước tắm cho bé 
  • Nên tắm cho con trong không gian kín, không bị gió lùa. Sau khi tắm nên dùng khăn bông mềm để lau khô cơ thể và lựa chọn quần áo thích hợp với từng mùa để thoáng mát, bảo vệ làn da và sức khỏe của con 

1.2 Chăm sóc trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi 

Giai đoạn này bé đã lớn hơn nhưng cơ thể vẫn còn yếu, vẫn cần được chăm sóc cẩn thận. Và bố mẹ vẫn cần lưu ý: 

Thứ nhất, về vấn đề ăn dặm: 

  • Cho bé ăn dặm vừa phải, không nên ép con ăn quá nhiều mỗi ngày 
  • Giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc răng nên bố mẹ nhớ để ý, theo dõi tình hình sức khỏe 
  • Không cho bé uống thử các loại nước ngọt hay nước lạnh 
  • Không cho trẻ ăn kẹo hay các loại socola vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con
  • Có thể chuyển qua cơm nát, bánh bao cho trẻ khi con đã ăn dặm tốt hơn 

Thứ hai, bắt đầu hình thành thói quen độc lập cho bé 

  • Không dễ dàng thỏa thuận, đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của con 
  • Không bảo bọc, vỗ về con quá mức 

2. Bế bé sơ sinh như thế nào mới đúng cách 

Những lần đầu bế trẻ sơ sinh ai cũng sẽ đều lúng túng, theo thời gian bạn sẽ tự tin hơn nên không cần quá lo lắng.Tuy nhiên, có vài lưu ý bạn vẫn cần phải nhớ khi bế trẻ sơ sinh: 

  • Mỗi bé sẽ thích được bé theo một tư thế khác nhau, bạn chủ động thay đổi để tìm đúng điều bé mong muốn nhé.Có bé thích được ẵm ngửa, có bé thích được vác trên vai,…
  • Khi bé giật mình và khóc thì hãy nhìn bé bằng ánh mắt âu yếm, yêu thương. Đồng thời nhẹ nhàng luồn 2 tay xuống dưới đầu, vai và mông để ẵm bé lên một cách nhẹ nhàng nhất 

3. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

 Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, còn yếu nên dễ mắc bệnh, bố mẹ cần biết để kịp thời xử lý. Nhìn chung, dưới đây là những loại bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh: 

3.1 Cảm cúm 

Triệu chứng nhận biết: bé thở khò khè, liên tục hắt hơi sổ mũi, khó chịu và quấy khóc. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể trẻ bị lạnh hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn. 

Bố mẹ chủ động ngăn ngừa bệnh cho bé bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gian sống. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp mũi có bé có dịch mũi thì cần phải vệ sinh, hút sạch để tránh hiện tượng nước mũi chảy ngược vào trong. 

Nếu tình trạng của bé nặng hơn thì bố mẹ đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp kịp thời. 

3.2 Nhiễm trùng đường hô hấp 

Biểu hiện của loại bệnh này là trẻ bị sốt, ho, nghẹt mũi. Thậm chí có thể thở gấp, sốt cao hoặc co giật. Nguyên nhân mắc bệnh phần lớn là do trẻ bị nhiễm lạnh hoặc lây bệnh từ người khác. 

Phương pháp điều trị: cho trẻ bú nhiều sữa mẹ đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

3.3 Viêm phổi 

Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh, hầu như trẻ nào cũng mắc phải đặc biệt là vào mùa đông hoặc thời điểm giao mùa. Khi bệnh mới khởi phát sẽ không có dấu hiệu nổi bật để nhận biết. 

Về sau, khi mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng dần thì trẻ sẽ có những biểu hiện như bỏ bú, quấy khóc, thân nhiệt tăng cao, khó thở hoặc thở nhanh. Trong trường hợp này bố mẹ không thể tự can thiệp mà cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện để được thăm khám và điều trị. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể chủ động ngừa bệnh cho trẻ bằng cách thường xuyên cho con bú sữa mẹ, giữ ấm cơ thể của con đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường sống. 

3.4 Các bệnh về da 

Trẻ sơ sinh thường hay gặp các vấn đề về da như mụn sữa, viêm da tiết bã,… Những bệnh lý này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự an toàn của bé nhưng lại khiến con cảm thấy khó chịu, quấy khóc, không hợp tác với bố mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. 

Tùy theo từng trường hợp cụ thể để bố mẹ lựa chọn cách giải quyết thích hợp, có thể sử dụng các phương pháp dân gian hoặc nhờ sự can thiệp của các chuyên gia, bác sĩ. 

4. Những mũi tiêm bố mẹ cần biết khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh

 Như bố mẹ đã biết, vắc xin là thuốc chứa xác vi khuẩn có thể đã chết hoặc còn sống nhưng đã bị bất hoạt hoặc giảm độc lực. Việc tiêm chủng vắc xin có nghĩa là đưa vào cơ thể để cơ thể nhận biết gây hiện tượng nhiễm trùng giả. Loại nhiễm trùng này có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch cho ra đáp ứng miễn dịch. 

Khi bé được tiêm chủng nếu chẳng may nhiễm phải tác nhân gây bệnh thực sự thì cơ thể cũng đã có một sự chuẩn bị trước nên sẽ dễ dàng đánh bại virus gây bệnh. 

Và dưới đây là những mũi tiêm cần thiết cho trẻ sơ sinh bố mẹ cùng tham khảo nhé: 

Lịch tiêm chủng của trẻ, bố mẹ tham khảo 

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số điều khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cụ thể như sau: 

  • Tạo cho bé tinh thần thoải mái, cảm giác an toàn. Ví dụ như chọn mặc cho con loại tã có khả năng thấm hút tốt, mềm mại. Hoặc cho con tham gia những trò chơi nhẹ nhàng trong lúc chờ đợi,…
  • Theo dõi cẩn thận và chia sẻ kịp thời với bác sĩ về những biểu hiện khác thường của bé (nếu có)

5. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà 

Hiện nay, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ tắm bé của các đơn vị uy tín trên thị trường đang rất phổ biến. Điều này cũng đang tạo nên hai luồng suy nghĩ đối lập nhau: một số người cho rằng đây là lựa chọn tốt. Nhưng cũng không ít người đang hoài nghi về lợi ích của dịch vụ, chưa chắc chắn về kết quả mà bé sẽ nhận được. 

Đây là những ưu điểm của dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà: 

  • Làm sạch da, loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn gây hại, bảo vệ làn da non mềm của bé yêu 
  • Giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ, thơm tho, tinh thần thoải mái, dễ chịu 
  • Góp phần kích thích sự phát triển thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của bé 
  • Tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch để bé phát triển khỏe mạnh 
  • Ổn định hệ tiêu hóa để bé phát triển cân nặng theo đúng mong muốn của bố mẹ 
  • Đặc biệt, khi được massage đúng cách cũng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu cho bé 

Ngoài ra, việc cho bé sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà cũng chính là một cách để chăm sóc mẹ sau sinh, mẹ sẽ không cần lo lắng về việc tắm cho con, sẽ có thời gian để yên tâm nghỉ ngơi sau hành trình vượt cạn vất vả. 

Nếu mẹ đang có mong muốn cho con sử dụng dịch vụ nhưng vẫn chưa chọn được địa chỉ khiến mình yên tâm thì hãy tham khảo dịch vụ tắm bé tại nhà của Home Care nhé. Đây là một trong những cái tên đang được rất nhiều bố mẹ tin chọn hiện nay. 

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà của Home Care, bé sẽ được chăm sóc đầy đủ các bước như sau: 

Bước 1: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn cho bé

Bước 2: Massage cho bé bằng dầu dừa nguyên chất của Home Care

Bước 3: Tắm bé đúng chuẩn của Bộ Y tế

Bước 4: Hơ lá trầu không tăng sức đề kháng

Bước 5: Vệ sinh mắt, mũi, rốn cho bé

Bước 6: Thoa Cao hăm bảo vệ da cho bé

Ngoài ra, các cô chuyên viên luôn sẵn sàng chia sẻ với mẹ về tất tần tật những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho an toàn,đúng cách. 

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản mà Home Care muốn chia sẻ với mọi người.

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bố mẹ. Home Care chúc gia đình mình có một hành trình lớn khôn cùng con thuận lợi, có nhiều kỉ niệm đẹp và trải nghiệm thú vị.

HỆ THỐNG – HOME CARE CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Website : Spa sau sinh

Fanpage : https://www.facebook.com/homecarelamdepsausinhtainha/

Để lại thông tin cho chúng tôi

    TOP
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x