Blog

Nguyên nhân và dấu hiệu và cách điều trị áp xe vú

15/09/2022246

Theo khảo sát có đến 90% phụ nữ sau sinh đều trải qua tình trạng tắc tia sữa, áp xe vú sau sinh. Áp xe vú sau sinh là biến chứng của tình trạng viêm vú khi cho con bú. Nếu mẹ cho con bú không theo dõi và phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khỏe của mẹ và để lại các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra áp xe vú sau sinh

Áp xe vú sau sinh gây ra bởi 2 loại vi khuẩn là tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn. Hai loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập trực tiếp vào tuyến vụ thông qua ống dẫn sữa, vết xây xước ở núm vú, quầng vú hay bất kể các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nào.

Thông thường, các mẹ lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm chăm sóc sau sinh rất dễ gặp tình trạng áp xe vú. Ngoài ra, ở thời kỳ cai sữa, khi con đã có răng sữa và vú cũng dễ bị căng sữa cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị áp xe vú.

Dấu hiệu áp xe vú sau sinh

Các mẹ sau sinh gặp tình trạng áp xe vú đều trải qua các dấu hiệu như sau:

  • Xuất hiện khối u biến động ở vú
  • Chảy mủ từ núm vú hoặc tại vị trí ban đỏ
  • Đau nhức, sưng tấy ở một vùng của vú
  • Sốt cao và buồn nôn
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở nách

Biến chứng nguy hiểm từ áp xe vú

Nếu mẹ không phát hiện và điều trị sớm hay điều trị không đúng có thể gặp tình trạng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến viêm xơ tuyến vú mãn tính là do dùng thuốc kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp xe hoặc do tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú để điều trị áp xe.

Ở một số mẹ khác gặp tình trạng viêm tấy tuyến vú là quá trình viêm mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Tình trạng không được can thiệp để vùng viêm lan rộng đến các mô, mẹ sẽ có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng và vùng viêm nhiễm không còn có ranh giới rõ ràng.

Biến chứng nặng nhất từ áp xe vú đó là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc cũng có thể là do trực khuẩn hoại tử gây ra. Biểu hiện của biến chứng này là nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú cung to, đau nhức, phù nề, vùng da trên ổ áp xe có màu vàng nhạt và hạch bạch huyết sưng đau.

Bị áp xe vú điều trị như thế nào?

Trước khi điều trị áp xe vú sau sinh, các bác sĩ cần thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh đang ở mức độ nào, theo các bước như:

  • Khám lâm sàng
  • Siêu âm vú
  • Thực hiện rút mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh phù hợp với bệnh nhân.
  • Xét nghiệm sinh thiết để xác định nguyên nhân tổn thương

Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị áp xe vú sau sinh sẽ được thực hiện như sau:

  • Chườm nóng để giảm đau nhức, sưng tấy
  • Massage bầu ngực nhẹ nhàng để thông tắc tia sữa
  • Hút chất lỏng ra ngoài bằng cách chọc hút bằng kim vào túi dịch bị nhiễm trùng.
  • Rạch và dẫn lưu một đường nhỏ trên khối chứa đầy chất lỏng dể dẫn lưu mủ.
  • Mẹ có thể kết hợp uống kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong lúc điều trị áp xe vú.

Áp xe vú là bệnh nguy hiểm ảnh hướng tới sức khỏe và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh đầu vú cẩn thận trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe để nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh để kịp thời chữa trị.

Trong quá trình điều trị áp xe vú, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc có tiếp tục cho con bú hay không. Cảm ơn mẹ đã theo dõi bài viết. Hãy theo dõi Home Care để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ & bé hữu ích nhé!

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HỆ THỐNG – HOME CARE CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Website : Home Care Spa

Fanpage : https://www.facebook.com/homecarelamdepsausinhtainha/

Để lại thông tin cho chúng tôi

    TOP
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x