Blog
Đau lưng sau sinh – Phương pháp giảm đau an toàn hiệu quả
Khoảng 50% phụ nữ bị đau lưng trong tháng đầu sau sinh, trong đó 20 % các bà mẹ sau sinh có tình trạng đau lưng dai dẳng sau 3 năm. Home Care chia sẻ tới các mẹ nguyên nhân gây ra đau lưng sau sinh và phương pháp giảm đau hiệu quả không cần dùng đến thuốc.

Các nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
Ở những phụ nữ mang thai và sau sinh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây đau lưng sau sinh là thay đổi về thể chất và sinh lý trong thai kỳ. Đó là đau lưng do mất cân bằng hệ thống cơ; xương; dây chằng, thay đổi yếu tố nội tiết, mạch máu, dinh dưỡng đặc biệt là tình trạng loãng xương vi thể, sự lỏng lẻo của collagen trong khối cơ cột sống, cơ bụng trong suốt quá trình mang thai và quá trình cho con bú.
1. Đau lưng do tăng cân
Khi mang thai khỏe mạnh, phụ nữ Việt Nam thường tăng từ 10 – 20 kg. Cột sống của người mẹ, ngoài việc chịu áp lực trọng tải của chính mình còn phải hỗ trợ trọng lượng khối tử cung – em bé khi mang thai.
Vùng thắt lưng là nơi tải trọng trọng lực chính, khi đó khối cơ thành bụng bị dãn nên cột sống bị mất sự hỗ trợ từ khối cơ bụng dẫn đến căng cơ nhiều hơn ở phía lưng phần thấp.
Khối lượng công việc của người mẹ bị tăng dần lên khi nâng em bé lặp đi lặp lại ở tư thế uốn cong và xoắn nghiêng trong lúc di chuyển.
Ngoài ra, trọng lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở khung xương chậu, lưng và vùng xương cùng cụt. Điều này làm tiền đề cho hiện tượng đau lưng về sau.
2. Tư thế thay đổi
Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Do đó, có thể dần dần – ngay cả khi không nhận thấy – cơ thể bắt đầu điều chỉnh tư thế và cách di chuyển. Điều này có thể dẫn đến đau vùng cột sống thắt lưng hoặc căng khối cơ lưng gây đau.
3. Hormone thay đổi

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ mang thai tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Hormone này có thể giúp các dây chằng hỗ trợ cột sống nới lỏng, dẫn đến mất ổn định trục cột sống. Hiện tượng này gây tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng.
Tuy nhiên, loại hormon này vẫn ở mức cao sau khi sinh bé 3 – 4 tháng, sau khi về mức bình thường thì hiện tượng đau lưng của bà mẹ mới giảm.
4. Giãn cơ thẳng bụng
Khi tử cung mở rộng, hai khối cơ song song chạy từ lồng ngực đến xương mu có thể tách ra dọc theo đường giữa. Sự tách và giãn cơ này có thể làm đau lưng do mất hỗ trợ của khối cơ này khi mẹ mang em bé.
5. Căng thẳng
Cảm xúc trong lúc mang thai như lo lắng, hồi hộp có thể gây căng cơ, đặc biệt cơ ở lưng. Việc gắng sức của cột sống được tăng dần lên theo thời gian đối với hầu hết phụ nữ, những tác động này lên cột sống hiếm khi gây nên một cơn đau cấp tính, có chăng chỉ là cảm giác mỏi, nặng, dãn vùng lưng tăng dần theo thời gian.
6. Loãng xương
Hiện tượng loãng xương vi thể (tức là sự mất canxi trong các bè xương, không thể nhìn thấy trên phim X-quang thông thường) gây xẹp vi thể các đốt sống trong quá trình mang thai và cho con bú gây nên đau.
Đặc biệt, một số bà mẹ mang thai lớn tuổi thì quá trình thoái hoá đĩa đệm cột sống đã bắt đầu xuất hiện cùng với các biến đổi hệ dây chằng giúp vững cột sống bị ảnh hưởng nên mang thai làm nguy cơ đau lưng xuất hiện sớm hơn, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ, ngay sau sinh và trong thời kỳ chăm sóc em bé.
7. Quá trình viêm
Viêm có thể xảy ra do hiện tượng lỏng lẻo các khớp, các dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng và vùng khung chậu. Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, đồng thời tín hiệu đau do viêm gây nên là một hình thức báo hiệu rằng vấn đề đau cần được quan tâm.
Cơ thể phản ứng lại bằng cách hạn chế thêm nữa những tác động lên vùng đau bằng sự thay đổi tư thế, co cứng khối cơ, dây chằng. Phản ứng bảo vệ này có thể tạo nên vòng luẩn quẩn gây đau nhiều hơn, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn hồi phục sau sinh.
Phương pháp điều trị đau lưng sau sinh hiệu quả không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Áp dụng các phương pháp điều trị đau lưng sau sinh dưới đây, đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt không dùng đến thuốc hỗ trợ.

Phương pháp 1: massage giảm đau
Với phương pháp này, mẹ có thể nằm nghiêng, nhờ người thân dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông dọc theo sống lưng đến phần cuối lưng, sau đó xoa bóp lưng nhẹ nhàng.
Điều này sẽ làm tăng nguồn dự trữ máu, lưu thông chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng như chất bổ dưỡng khác cho cơ thể.
Xoa bóp lưng thường xuyên giúp khôi phục khả năng hoạt động của các tế bào và từ từ làm những cơn đau lưng sau sinh dần biến mất.
Phương pháp 2: tập luyện thể dục
Ngay từ trong thai kỳ, nếu các mẹ bầu đã chăm chỉ tập luyện thì cơn đau lưng sẽ giảm đi trong thời gian mang thai và khi bạn nuôi con nhỏ sau này. Khoảng 6 – 8 tuần sau sinh, khi sức khỏe đã ổn định, các mẹ nên tập các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng. Một môn thể dục phù hợp bạn có thể lựa chọn là yoga. Ngoài ra, đi bộ cũng là một cách giảm đau lưng sau sinh rất tốt.
Phương pháp 3: cho con bú nhiều tư thế khác nhau
Khi bế con, bạn đừng xoay vặn cơ thể quá mức mà hãy giữ bé gần với mẹ, sau đó gập đầu gối lại và nâng bé với trọng lực dồn vào đôi chân. Lúc cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh, tắm rửa. Khi ngồi, mẹ đặt chân trên một chiếc ghế hay gối nhỏ mềm mại, thoải mái, có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng.
Các bác sĩ khuyến khích các mẹ cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau. Bạn nên bế bé sát vào người hơn là để bé ra xa. Nếu mẹ nào bị đau lưng sau sinh lan ra cả vùng thân trên thì nên cho bé bú nằm.
Phương pháp 4: bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Phụ nữ sau sinh nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Hãy đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho đủ hai người. Vì thế, khi bị đau lưng sau sinh mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa canxi; hoặc những món ăn ngon bồi bổ khí huyết, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Dịch vụ chăm sóc sau sinh Home Care – Gói dịch vụ “Tình mẫu tử”
Gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà “Tình mẫu tử” mẹ được chăm sóc toàn diện về sức khỏe cho mẹ và bé như sau:

- Massage tắm bé theo liệu trình.
- Vật lí trị liệu toàn thân giảm đau nhức mỏi.
- Trị liệu bụng tổng đẩy sản dịch co hổi tử cung.
- Trị liệu nhăn rạn bụng bằng cao ngải cứu.
- Xông hơi toàn thân giúp đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi
- Xông lăn ngải cứu độc quyền của Home Care
- Đi đá nóng lưng hông trị liệu đau nhức mỏi.
- Trị liệu thâm cổ nách và bụng.
- Tẩy da chết body.
- Nằm bùn tản nhiệt đông y.
- Thông tắc tia sữa, ủ men lợi sữa, kích thích gọi sữa.
- Trị liệu trắng sáng da mặt, trị thâm, nám, tàn nhang, giúp trắng hồng làn da bằng nguyên liệu VIP.
- Hút chì, hút mụn, phun Oxi tươi, loại bỏ tế bào chết đen lại làn da trắng sáng mịn màng.
- Lau rượu gừng nghệ hạ thổ toàn thân tránh gió giải cảm