Blog

Nhận biết các bệnh về Da ở trẻ sơ sinh và Cách phòng ngừa

28/05/2024322

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và làn da nhạy cảm. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh ngoài da như rôm sảy, hăm tã, viêm da, vàng da, tay chân miệng,… Bệnh ngoài da khiến trẻ sơ sinh quấy khóc, mệt mỏi và kèm theo nhiều triệu chứng khó lường. Mẹ hãy dành 5 phút tìm hiểu những bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp và cách phòng ngừa dưới đây nhé.

Rôm sảy

Bản chất do hệ bài tiết của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi tạo nên mụn nhỏ liti, khi nặn thì ra nước. Do sự ảnh hưởng từ việc mẹ cho trẻ mặc quá nhiều quần áo. Người thân vệ sinh bé chưa sạch, dùng lá tắm bé nhưng vết nhựa từ vô tình bám trên da làm tắc lỗ chân lông.

rom-say-o-tre-so-sinh

Những lưu ý giảm tình trạng rôm sảy cho trẻ.

  • Cho bé uống nước ấm
  • Giữ phòng thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Vệ sinh đúng cách: chất bẩn, bã nhờn trên da trẻ.
  • Bôi kem lên vùng rôm sảy

Tham khảo: Muối tắm thảo dược tắm bé của Home Care chuyên dùng để giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng phổ biến nhất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hăm tã thường xảy ra khi tã của bé ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển gây kích ứng trên da em bé.

Những bé có làn da nhạy cảm có thể dị ứng với các chất tạo mùi thơm từ phấn rôm, khăn ướt.

Bé bị hăm tã thường có các biểu hiện rõ rệt như:

– Da nổi mẩn đỏ lan ra những vùng da xung quanh.

– Xuất hiện vết sưng, nhiều mụn nhỏ ngứa rát.

– Bé khó chịu, quấy khóc, giật mình thường xuyên.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã

Để ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh, mẹ cần:

  • Chọn loại tã ít chất tạo mùi, ít dùng hóa chất.
  • Kiểm tra tã bé thường xuyên và thay ngay khi tã bị ẩm ướt, có dính phân.
  • Giữ cho mông bé thông thoáng.
  • Dùng nước ấm, rửa sạch mông và bẹn cho bé.
  • Sử dụng Muối tắm thảo dược để tắm, kết hợp với kem da Bon Bon bôi 2 – 3 lần/ ngày giúp giảm mẩn ngứa.

Viêm da cơ địa

Khi bé bị viêm da cơ địa thì lớp màng bảo vệ da bị tổn thương dẫn đến làn da của bé sẽ bị khô, mất nước. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị viêm da cơ địa (bệnh chàm eczema) thường có những biểu hiện như vùng da trên mặt, tay, chân hoặc trên cơ thể bị đỏ, khô, da bong tróc. Trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, hay gãi. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện phổ biến sau sinh 3 tháng cho tới 5 tuổi. Thời điểm giao mùa có nhiều sự thay đổi về môi trường bên ngoài cũng làm tăng khả năng tái phát.

Một số lưu ý bệnh về da ở trẻ sơ sinh bị viêm da mẹ cần nhớ:

  • Tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa
  • Sử dụng sữa tắm thiên nhiên, dịu nhẹ, không kích ứng cho da bé. Mẹ nên chọn sữa tắm có thành phần được chiết xuất từ dầu hạnh nhân, vitamin E ví như sữa tắm Bon Bon an toàn cho da bé.
  • Cho trẻ mặc những bộ quần áo mềm, dễ thấm hút, đủ rộng, HẠN CHẾ đồ len dạ
  • Tránh cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với động vật như chó, mèo
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Vàng da

Trẻ sơ sinh thường bị vàng da, khiến da và mắt có màu hơi vàng. Bệnh vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu và các mô của em bé. Vì gan của bé chưa phát triển hoàn thiện để đào thải hết bilirubin ra khỏi máu nên vàng da. Khi bé 2 tuổi, gan phát triển tốt hơn nhờ đó khả năng xử lý và lọc bilirubin tốt hơn. Do đó, bệnh vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không để lại nguy hiểm.

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần, vàng da bệnh lý cần được sự tư vấn và chữa trị từ bác sĩ chuyên khoa. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh:

  • Da có màu vàng, thường xuất hiện trên mặt và da đầu, ngực, vùng bụng.
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân chuyển sang màu vàng
  • Triệu chứng kèm theo: bỏ bú, buồn ngủ thất thường, người lừ đừ, thay đổi thân nhiệt,…

Cách phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ:

  • Nếu trẻ bú mẹ: Cho bé bú từ 8 – 12 cữ mỗi ngày để bé không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.
  • Với trường hợp trẻ không được bú mẹ, trẻ có thể phải bú sữa công thức: Cho bé bú khoảng 30 – 60 ml sữa công thức mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên.

Tay chân miệng

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh như tay chân miệng thường có dấu hiệu nhận biết:

  • Miệng: Xuất hiện những đốm nhỏ ở trên mặt lưỡi và bên trong khoang miệng của bé. Các đốm dần chuyển thành mụn nước có kích thước ngày càng lớn, màu vàng nhạt và có viền đỏ. 
  • Tay và chân: Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ nổi trên lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé.
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị chân tay miệng thường kèm theo triệu chứng sốt, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.

Cách phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ 

  • Rửa tay bằng xà phòng thiên nhiên hoặc nước rửa tay khô lành tính trước khi tiếp xúc với bé. Hoặc trước và sau khi thay tã, cho bé bú, cho bé ăn, lúc cho bé đi vệ sinh.
  • Khử khuẩn xung quanh nhà, vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ các đồ dùng của bé cũng như đồ trong phòng.
  • Hạn chế cho trẻ dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng.
  • Thay khăn lau miệng khi trẻ hắt hơi hoặc thay khăn giấy. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc gần người có dấu hiệu hay đang mắc bệnh tay chân miệng.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng sốt đi kèm nổi phát ban ngoài da. Da trẻ nổi các vết đỏ, sẩn, có thể là mụn nước, bóng nước, mụn mủ, mụn nước nhỏ li ti. Thông thường, tình trạng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh ít gây ra biến chứng nhưng với bé có hệ miễn nhiễm yếu, có thể để lại biến chứng như giật kinh, sốt phát ban mới. Biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não.

Vì các bệnh lý nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh thường lây từ đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần nên mẹ cần lưu ý cách phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
  • Đảm bảo quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ sạch.
  • Hạn chế hôn hít vùng mặt của trẻ, đặc biệt người đang có dấu hiệu hoặc đang cảm cúm.
  • Giữ vệ sinh phòng, môi trường xung quanh bé sạch, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus  Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể bé. Thông thường trong 10 -14 ngày, virus này sẽ ủ bệnh và bé thường không có biểu hiện cụ thể. Sau đó, người bé sốt, nổi các nốt ban, hình thành mụn nước có hình tròn trên nền ban đỏ. Mẹ nên tiêm văc-xin từ sớm để phòng bệnh thủy đậu cho trẻ, ví như trẻ em từ trên 12 tháng bắt đầu tiêm được. Khi bé bị thủy đậu, ba mẹ lưu không cho bé tiếp xúc với nhiều người. Khi tắm bé cần dùng nước ấm, khăn mềm để lau người bé. Mẹ cũng cần hết sức lưu ý để tránh làm vỡ các nốt thủy đậu.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Nấm da

Nấm da là một trong những bệnh về da ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở vùng mông và vùng bẹn của trẻ, sau đó lan ra vùng đùi, lưng, hông. Khi nấm phát triển, vòng tròn nấm có đường kính lên đến 3cm. Trẻ bị nấm da vùng vòng tròn thường nổi đỏ, ngứa, phồng rộp, hoặc đóng vảy. Nguyên nhân gây nấm da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do tiếp xúc với con vật bị nhiễm nấm hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm nấm. Sử dụng quần áo ẩm ướt thường xuyên cũng có thể hình thành nấm ở trẻ.

Nấm da ở trẻ sơ sinh

Trên đây, Home Care đã chia sẻ cho bạn những bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp. Hy vọng mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc da cho trẻ.

Để lại thông tin cho chúng tôi

    TOP
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x